"Làm giáo viên là phải dạy học sinh và đứng trên bục giảng "? Đó là suy nghĩ mặc định của rất nhiều người khi nói đến nghề giáo viên hay khi trò chuyện với sinh viên Sư phạm.
Tại Winedu, chúng tôi vượt qua được suy nghĩ mặc định kia về nghề giáo viên. Vậy, vị trí Giáo viên ở WinEdu là công việc gì, có gì đặc biệt so với giáo viên giảng dạy thông thường?
Cùng WinEdu khám phá xem, công việc của Giáo viên tại WinEdu liệu có giống với suy nghĩ bình thường của mọi người không nhé!
BIÊN TẬP SÁCH LÀ LÀM GÌ?
Nếu công việc soạn giáo án là việc các thầy cô thường làm trước khi đến lớp, thì ở WinEdu, Giáo viên hay gọi là Biên soạn viên. Công việc của các bạn không đơn giản là soạn tài liệu mà là biên soạn sách từ sách tham khảo cho đến sách kỹ năng.
1. Lên khung
Bước đầu tiên của công việc biên soạn sách là lên ý tưởng và đề cương cho cuốn sách. Biên soạn viên cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng độc giả, nội dung và cấu trúc của cuốn sách. Nhờ đó, người viết có thể dễ dàng triển khai nội dung cuốn sách một cách khoa học, logic, đảm bảo tính toàn diện và thống nhất.
Về mặt thực tiễn, việc lên khung sách giúp người viết tiết kiệm thời gian và công sức khi viết sách. Nó giúp người viết tránh được tình trạng lạc đề, thiếu sót thông tin hoặc lặp lại nội dung. Ngoài ra, khung nội dung cũng giúp người viết dễ dàng kiểm soát tiến độ viết sách, đảm bảo hoàn thành cuốn sách đúng thời hạn.
Đây cũng là bước công việc quan trọng, là tiền đề để quyết định sự thành công của 1 cuốn sách.
2. Tìm kiếm và thu thập thông tin
Sau khi có ý tưởng và đề cương, các biên soạn viên cần tìm kiếm và thu thập thông tin cho cuốn sách. Khi tìm kiếm và thu thập thông tin, người viết sẽ được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm sách báo, tạp chí, website, bài báo khoa học,... Các nguồn thông tin này sẽ cung cấp cho người viết kiến thức và thông tin nền tảng về chủ đề mà họ muốn viết.
Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin giúp tránh được những lỗi sai, thiếu sót hoặc chưa phù hợp: Khi viết sách, người viết có thể mắc phải những lỗi sai, thiếu sót hoặc chưa phù hợp. Việc tìm kiếm và thu thập thông tin giúp người viết có thể kiểm tra lại thông tin và tránh được những lỗi sai này.
Ngoài ra, việc tìm kiếm và thu thập thông tin không chỉ giúp người viết có được kiến thức và thông tin nền tảng, mà còn giúp họ có được những ý tưởng mới và sáng tạo cho cuốn sách.
3. Sơ đồ hóa thông tin
Các sản phẩm sách tại WinEdu nói riêng đều rất chú trọng vào phương pháp sử dụng 2 công cụ trực quan hóa là Infographic và Mindmap nhằm truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và dễ hiểu. Công việc của các bạn biên soạn sẽ là vẽ sơ đồ tư duy, làm Infographic (cộng tác với phòng Thiết kế) biến những kiến thức lý thuyết khô khan trong sách thành những sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu,... để các bạn học sinh cảm thấy hứng thú và dễ tiếp thu hơn.
4. Viết bản thảo
Các bạn sử dụng thông tin đã thu thập để viết bản thảo cho cuốn sách. Bản thảo cần được viết theo đúng ý tưởng và khung nội dung đã đề ra, đảm bảo tính chính xác, logic và hấp dẫn. Khi viết bản thảo, người biên soạn đồng thời vừa hoàn thiện nội dung, cấu trúc, bố cục của cuốn sách, vừa đồng thời nhận phản hồi từ người đọc, người kiểm duyệt để kịp thời chỉnh sửa. Điều này vừa giúp đảm bảo tiến độ viết sách, vừa giúp đảm bảo được chất lượng của các đầu sách.
5. Biên tập, duyệt tài liệu và hiệu đính
Sau khi có bản thảo, biên soạn viên cần tiến hành biên tập và hiệu đính để đảm bảo chất lượng của cuốn sách. Công việc biên tập bao gồm chỉnh sửa nội dung, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi logic,... Bên cạnh đó, các bạn sẽ nhận tài liệu từ Cộng tác viên biên soạn gửi về, duyệt, chỉnh sửa và đưa vào nội dung cuốn sách.
Công việc hiệu đính bao gồm kiểm tra lại toàn bộ cuốn sách để đảm bảo không có lỗi.
6. Thiết kế & trình bày
Thiết kế và trình bày sách bao gồm các yếu tố như bìa sách, kiểu chữ, màu sắc, bố cục,... Các yếu tố này được kết hợp hài hòa với nhau sẽ giúp cuốn sách trở nên đẹp mắt, thu hút và hấp dẫn người đọc. Ở bước này, các bạn biên soạn viên cần phối hợp với phòng Thiết kế để thiết kế và trình bày cuốn sách sao cho thẩm mỹ, khoa học, logic, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu được nội dung của cuốn sách. Ví dụ, bố cục của trang sách cần được sắp xếp hợp lý, giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Thiết kế và trình bày cuốn sách cũng cần phù hợp với nội dung và đối tượng độc giả của cuốn sách. Ở bước này, công việc làm Infographic được khai thác tối đa.
7. Xuất bản
Sau khi hoàn thiện cuốn sách, biên soạn viên cần tiến hành xuất bản cuốn sách để đưa đến tay độc giả. Đến giai đoạn này, công việc của các bạn Biên soạn là kết hợp với Phòng Chăm sóc khách hàng để hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các nội dung bên trong cuốn sách.
VẬY VỊ TRÍ NÀY CẦN NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?
✔ Công việc biên soạn sách đòi hỏi sự kiên nhẫn, sáng tạo, kỹ năng viết cũng như biên tập, kỹ năng nghiên cứu và khả năng làm việc có tổ chức.
✔ Vì vậy, nếu bạn có những tố chất phù hợp và yêu thích công việc này, hãy cùng gia nhập ngôi nhà WinEdu nhé!